Vốn đam mê phim, kịch bản và biên tập, Nguyễn Bảo Anh Duy (Duy – N) chọn ngành Multimedia Design (Thiết kế Đa phương tiện) của RMIT để theo học. Nhưng trong quá trình học, anh phát hiện ra niềm hứng thú với đồ họa, nghệ thuật, UI/UX và cả lĩnh vực xây dựng thương hiệu (branding).
"Các công việc đầu đời sau đó cũng lại không bén duyên với ngành điện ảnh. Thay vào đó, những công việc như thiết kế, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu lại đến với tôi một cách tự nhiên. Cách tôi tiếp nhận và giải quyết thiết kế cũng logic, với concept gần gũi và cách diễn giải dễ hiểu như một bộ phim hơn", Anh Duy nói.
Ngày còn học ở RMIT, Anh Duy tình cờ tìm đọc được quyển Small Studios của Jianping He (2009) trong thư viện trường. Cuốn sách nói về một tương lai gần của sự phân bổ lại bản đồ thiết kế thế giới, với xu hướng quay về các studio nhỏ, chuyên thiết kế cũng như tạo quan hệ thân thiết hơn với khách hàng.
"Quyển sách tập hợp 100 studio nhỏ, có khi chỉ có 1 người, khắp thế giới với các mô hình làm việc rất thú vị. Từ đó, tôi có một ước mơ mong manh là mở một studio làm thật đẹp, chuẩn thế giới và ở Việt Nam", Anh Duy kể rằng các công việc ban đầu của anh cũng dẫn dắt đến việc phải xây dựng một studio để có thể tiếp cận các dự án lớn và thỏa sức sáng tạo hơn là làm một "freelance designer".
Cùng với Lan, Anh Duy đồng sáng lập nên M — N Associates (tên tiếng Việt thân mật là Mờ Nờ), một studio chuyên về xây dựng thương hiệu cho các nhãn hàng. Duy giữ vai trò Giám đốc sáng tạo còn Lan là Giám đốc dự án. Hai nhà đồng sáng lập cùng quan điểm rằng, một thiết kế thị trường đẹp sẽ phải được giải quyết không chỉ trên bao bì, sản phẩm mà còn cần đầu tư nhiều hơn về thương hiệu, chiến lược, hệ thống thiết kế, cả đồ họa và kiến trúc, nội thất nhằm đạt được sự nhất quán hài hòa nhất trong toàn bộ ngôn ngữ thương hiệu muốn truyền tải.
"Tôi đặc biệt thích trường phái "dynamic branding". Nó tạo ra một giá trị thay đổi liên tục nhưng nhất quán dưới một mái nhà thương hiệu, nên có nhiều khía cạnh có thể dùng để thiết kế và truyền tải thông điệp, hợp với bối cảnh thị trường phát triển nhanh như Việt Nam", Duy nói.
Nhưng không có startup nào là dễ dàng, nhất là ở thị trường Việt Nam. Với nhiều thương hiệu trong nước, khái niệm về xây dựng thương hiệu vẫn còn mới mẻ. Do đó, đội ngũ của Duy thường nhận được những yêu cầu rất chung chung từ phía khách hàng. Họ phải tư duy và phác thảo lại ý tưởng với đầy đủ chi tiết, lộ trình phát triển rõ ràng cho thương hiệu rồi cùng bàn bạc với khách hàng trước khi bắt tay vào thiết kế.
"Cách này loại trừ được nhiều hướng thiết kế không hợp lý, tiết kiệm thời gian và sẽ logic, liên quan hơn đến hình ảnh của thương hiệu của khách hàng", anh nói chất lượng dịch vụ phải đặt lên hàng đầu. Thông thường, studio sẽ khai triển nhiều hơn cả yêu cầu cũng như hỗ trợ rất thân thiết trong giai đoạn phát triển, để khách hàng thấy được toàn cảnh bức tranh thương hiệu và sự phát triển của ý tưởng ban đầu.
"Thật ra Mờ Nờ đến với những giải thưởng quốc tế ban đầu rất tình cờ", Duy nói.
Năm 2018, Mờ Nờ nhận được một email mời tham dự A’ Design Award khi startup này cũng vừa công bố hồ sơ năng lực của mình lên cộng đồng thiết kế thế giới. Trong lần "chinh chiến" đầu tiên đó, Mờ Nờ lại đại giải cao nhất, tức giải "Platinum" cho thương hiệu Mangata Bakery ở hạng mục "Visual & Communication Design".
"Lần đầu tiên đặt chân đến Ý với niềm tự hào bước lên sân khấu nhận giải và nói mình đến từ Việt Nam, tôi rất xúc động. Từ đó, trải qua nhiều dự án, hầu như đều được các giải quốc tế công nhận, tôi cảm thấy mình cũng đóng góp phần nào cho ngành thiết kế Việt", anh cho biết.
Ngay năm nay, Mờ Nờ lại lần nữa "vui khủng khiếp" – như cách nói của Duy - khi dự án Guta, được đề cử ở "The One Show" và bộ font Fonta cũng thắng giải ở "ADC Awards", 2 cuộc thi rất lớn trong ngành thiết kế - quảng cáo của Mỹ. "Và hơn nữa là sự tự hào khi có thể đưa với những thói quen bình thường, những nét văn hóa dung dị của Việt Nam tới bản đồ thiết kế của thế giới". Duy cho biết thêm.
Kể về dự án Guta, Duy nói rằng nó không khác gì với các dự án hiện tại của Mờ Nờ. Việc phát triển và tạo ra một brief sáng tạo hoàn toàn riêng để giải quyết vấn đề nhất quán trong hệ thống chuỗi Guta là việc đầu tiên đội ngũ anh triển khai để nhờ đó tạo ra một câu chuyện thương hiệu thật gần gũi. Nét khác biệt là tất cả các yếu tố thị giác trong một thương hiệu cà phê thông thường được chọn cách tiếp cận khác đi.
"Thay vì tập trung vào cà phê thì tôi lại đưa hình ảnh chiếc ghế nhựa lề đường quen thuộc lên làm biểu tượng thương hiệu, vì thiết nghĩ, mọi người đều có vị cà phê khác nhau, nên tìm một hình ảnh khác đại diện cho cà phê đường phố sẽ hợp lí hơn.
Thay vì vẽ cây cà phê, cảnh đồi núi nơi trồng cà phê, chúng tôi đưa tất cả những nhân vật ở ngoài đường phố Việt Nam làm yếu tố thị giác chính để kết nối thương hiệu và khách hàng", Duy nói rằng kể cả cách dùng màu, vừa quen vừa lạ trong ngành cà phê, tất cả cùng nhau, tạo ra một Guta rất khác mà rất quen, đồng nhất và đa dạng, địa phương nhưng cũng rất toàn cầu.
Bởi branding là một bài toán phải giải toàn diện trên rất nhiều khía cạnh nên Mờ Nờ có tiêu chí chọn dự án dựa vào tính khả thi của nó với thị trường và khả năng thay đổi của khách hàng, liệu họ có thể đi cùng studio bao xa.
Khách hàng cũng là sự ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình sáng tạo. Vì làm branding hầu như chính là phản ánh ngược lại văn hóa, câu chuyện thương hiệu, ý tưởng kinh doanh do chính khách hàng tạo ra từ ban đầu. "Học từ các studio lớn trên thế giới như Pentagram, Collins, Design Studio, từ "local goes global", đó là chúng tôi đang áp dụng cho các thương hiệu mình thiết kế, để ngôn ngữ sáng tạo đại chúng và quốc tế hơn", Duy chia sẻ kinh nghiệm.
Những công việc liên quan đến sáng tạo thường mất nhiều thời gian để tìm ý tưởng và cảm hứng. Nhưng không dự án kinh doanh nào cũng có lịch trình rõ ràng. Do đó, không lại gì việc quản lý được tiến độ thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng sáng tạo luôn là thử thách lớn nhất với những studio như Mờ Nờ.
"Chúng tôi vẫn luôn đặt timeline lên yếu tố hàng đầu và theo sát tuyệt đối để giữ được kết quả, cũng như uy tín thật tốt. Sáng tạo đúng là đòi hỏi thời gian, nhưng với tôi, làm trễ thì đã là một sự giải quyết vấn đề thất bại rồi", Duy nói
Cũng như tìm nguồn cảm hứng khởi nghiệp từ quyển sách trong thư viện trường năm nào, giờ đây Duy tìm nguồn cảm hứng từ việc đọc sách và đi du lịch. Anh thường dành nhiều thời gian đi du lịch trong năm để tìm nhiều cách áp dụng và thể hiện thiết kế được mới hơn. "Đúng như câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn", anh nói.
Cũng giống như nhiều startup và các doanh nghiệp lâu năm khác, năm 2020 là 1 năm không đoán được do dịch bệnh nên nhiều kế hoạch của Duy cũng thay đổi. Tuy nhiên mục tiêu cho năm nay Duy sẽ cố gắng hoàn thành nhiều hơn các phần việc còn đình trệ và thực hiện dự án mới thật tốt.
Theo nhà đồng sáng lập Mờ Nờ, ngành branding tại Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng có điểm mạnh là tài năng phong phú, có mặt khắp trong tất cả các lĩnh vực từ sáng tạo đến nhiếp ảnh, hội họa. Nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam cũng là một lợi thế lớn để các studio sáng tạo có nhiều cơ hội để thỏa sức "vẫy vùng" và dễ dàng bắt nhịp với các xu hướng thiết kế mới nhất.
"Nếu các bạn chọn nghề này, hãy yêu nó bằng cái tâm và cố hết sức để làm tốt hơn từng ngày. Và hãy trau dồi không chỉ thiết kế, hãy học thêm ngoại ngữ, đọc nhiều về kinh tế, tâm lí và marketing để hiểu rõ hơn việc mình đang làm", Anh Duy gợi ý.
Các giải thưởng tín trong nước và quốc tế mà Duy và M_N Associates đã đạt được:
May 2020
The One Club of Creativity
Bronze Cube in Typography — Fonta
Apr 2020
Indigo Design Award
Silver in Logos 2020 — Leman Jewelry Rebranding
Apr 2020
Indigo Design Award
Silver in Branding 2020 — Leman Jewelry Rebranding
Apr 2020
A' Design Award & Competitions
Leman Jewelry Rebranding
Jan 2020
International Design Awards
Silver in Print / Corporate Identity Rebranding — Leman Jewelry
Feb 2019
International Design Awards USA
Gold in Print / Collateral Material — JUS
Feb 2019
International Design Awards USA
Silver in Print / Corporate Identity — JUS
Jan 2019
The One Club of Creativity
Leman Jewelry Rebranding
Aug 2018
German Design Council
Excellent Communications Design / Brand Identity — labels
Aug 2018
German Design Council
Excellent Communications Design / Packaging — JUS
Aug 2018
Graphis Publication
Mångata Patisserie
Aug 2018
Graphis Publication
JUS • Juice Up Saigon
Aug 2018
Graphis Publication
Apr 2018
A' Design Award & Competition
JUS Cold Pressed Juicery Drink Branding and Packaging
Apr 2018
A' Design Award & Competition
Mangata Patisserie Bakery Visual Identity
Doanh nhân | The Business Issue
Chinh phục nhiều cột mốc mới trong sự nghiệp nhưng khi đại dịch đến, giám đốc phát triển toàn cầu của Haravan dường như sụp đổ vì mọi thứ không còn diễn ra theo dự tính và kế hoạch nữa. Nhưng anh chọn suy nghĩ tích cực hơn, thay đổi cách làm mới để phù hợp hơn với hoàn cảnh. Nhờ đó mà anh vẫn duy trì được dự định ban đầu cho doanh nghiệp qua các giải pháp tiếp tục xử lý công việc từ xa một cách khoa học và hiệu quả đáng kinh ngạc.
Influencers | The Community Issue
Sau 5 năm luôn phấn đấu trong lĩnh vực bản thân theo đuổi, Châu Bùi không chỉ được biết đến với vai trò một fashionista mà còn là một Influencer đa năng và truyền cảm hứng tới các bạn trẻ. Hành trình dài nỗ lực được đền đáp xứng đáng bằng loạt thành công và sự công nhận từ phía công chúng. Cô gái nhỏ nhắn 23 tuổi đã khiến không ít người ngưỡng mộ và xem như một tấm gương để học tập và theo đuổi định hướng của bản thân.
Văn hóa | The Social Change Issue
Chàng trai 27 tuổi từng rơi vào hoàn cảnh bí bách khi mất đi định hướng, những buổi sớm chiều tìm đồng lương và tâm tư hoàn toàn trống rỗng. Quyết định sang Singapore du học như một liều thuốc đánh thức bản ngã của gã trai trẻ, Nguyễn Minh Ngọc chọn cách "yêu" thiết kế đồ hoạ lại từ đầu, anh cho bản thân cơ hội để va vấp và rồi, anh tìm lại được nơi mình sẽ thuộc về qua dự án emoji "Nhỏ to Việt Nam"đang thu hút cư dân mạng .
Women of impact | The Technology Issue
“Đến một ngày, chúng ta sẽ nhận thấy định nghĩa về bản thân không còn đúng và đủ. Tôi hoàn toàn sống “vô thần” tới năm 28 tuổi, sau đó gặp “Mid life crisis” (khủng hoảng tuổi trung niên). Có vẻ như mọi việc diễn ra khá sớm, nhưng nó khiến tôi phải lần tìm ý nghĩa cuộc đời của mình”, và như thế, đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào “Danh sách 10 Nữ Lãnh Đạo Có Tầm Ảnh Hưởng Nhất Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Năm 2020” của tờ Analytics Insight , Đoàn Kiều My bắt đầu vượt ra khỏi giới hạn của bản thân, tìm kiếm những điều mới mẻ hơn.
Sở hữu một “gia tài” đồ sộ với hành trình khám phá hơn 40 quốc gia, gặp mặt tổng thống Nga, Mỹ, Canada, Đức giáo hoàng… và nhiều người nổi tiếng trên thế giới, travel blogger 'Quỷ Cốc Tử' cho rằng anh vẫn đang trong hành trình không ngừng chiến đấu với chính mình và không ngại 'thử' những điều vượt sức để luôn làm mới mình mỗi ngày.
Women of impact | The Business Issue
“Cứ trải nghiệm rồi tới đâu mình sửa tới đó. Lăn ra đời, làm việc thật, không làm trên “kế hoạch”. Lửa thử vàng mới biết mình yếu ở đâu, khỏe nơi nào”. Nữ CEO của Forbes Việt Nam, CEO Webtretho và Giám đốc đối ngoại và Điều hành Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam - Đường Thu Hương - đúc kết bài học khởi nghiệp dành cho giới trẻ từ chính trải nghiệm làm thật của chị.
Influencers | The Entertainment Issue
19 tuổi, tương lai rộng mở trước mắt khi thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng Wren Evans (Phan Lê) không chọn con đường thi đại học như các bạn đồng trang lứa, mà quyết định trở thành một ca sĩ kiêm producer rap chuyên nghiệp. Cái tên này đang được cộng đồng nhạc underground đánh giá cao và giới chuyên môn nhắc đến như một hiện tượng đáng chú ý của nền âm nhạc Việt Nam, vốn đang nở rộ không ít tài năng trẻ.
Văn hóa | The Social Change Issue
Ellen Nguyễn, cây bút 26 tuổi người Việt đang thu hút sự chú ý của quốc tế khi các bài viết của cô xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí lớn tại Anh quốc như Huffington, Cosmopolitan, Elite Daily, Medium... Nhưng với trải nghiệm thật về nghề viết của mình trên đất Anh, Ellen cho rằng sự nghiệp viết lách là một chặng đường dài mà người chọn con đường đó cần tận dụng sự sáng tạo của mình để tạo ra những nguồn thu nhập khác nhau, đồng thời học tính kiên nhẫn để đi đến cùng.
Women of impact | The Impact Issue
Thời điểm này, cả nước cùng hướng về miền Trung bão lũ, H’Hen Niê gửi đến miền Trung 50 triệu đồng. Tấm lòng của cô bị đem ra cân đo đong đếm để rồi nhiều người cho rằng con số này quá ít ỏi, khẳng định H’Hen Niê là nàng hậu keo kiệt. Dư luận đẩy sức ép lên H’Hen Niê khiến cô phải bật khóc. Không ai quan tâm 50 triệu đồng ấy là tất cả những gì cô gái Ê đê có. Nhưng dẫu trái tim có bị tổn thương như thế nào đi chăng nữa thì cô ấy vẫn đi tới với những điều tốt đẹp hơn ở phía trước.
Women of impact | The Impact Issue
Giảng viên danh tiếng về cách thức phát huy trí tuệ cảm xúc, tỉnh thức, lãnh đạo bản thân và lãnh đạo thân tâm trí - Ths. Lương Ngọc Tiên cho rằng cuộc đời không phải là bản kế hoạch cố định, nó cần rất nhiều sự chuẩn bị, sẵn sàng từ bên trong, giúp mình đi vào cuộc sống với thái độ và năng lực toàn diện. Nhưng dù mình làm gì thì đó cũng phải là con người của mình, với những giá trị mà mình xác định sẽ sống với cuộc đời như thế.
Doanh nhân | The Business Issue
Phạm Thị Diệu Anh, Managing Director của AIM Academy, với gần 15 năm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia tầm vóc, nhưng đã chọn bắt đầu con đường khởi nghiệp đầy thử thách. "Có những lúc mình nghi ngờ bản thân là kẻ thất bại, kém cỏi năng lực. Rằng liệu con đường mình chọn đã sai, có nên từ bỏ và làm điều khác hoặc đi làm thuê trở lại?" là những dấu hỏi người phụ nữ này từng đặt ra cho mình suốt 5 năm qua. Và kết quả đã như thế nào?
Doanh nhân | The Business Issue
Dậy sớm và tập thể dục là những thói quen cần có để rèn giũa bản thân nếu muốn thành công, Thắng Huỳnh, mentor (cố vấn) kỳ cựu trong giới khởi nghiệp, nhà sáng lập cộng đồng khởi nghiệp Lead The Change, chia sẻ bí quyết của mình như vậy. Ngay cả khi đã ở vị trí một lãnh đạo, anh vẫn giữ cho mình những thói quen này và tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.