Delivery Hero – nền tảng giao đồ ăn trực tuyến của Đức mới đây đã trở lại Việt Nam khi mua lại Baemin (Hàn Quốc). Cách đây 8 năm, một thương hiệu con của Delivery Hero là Foodpanda đã từng thất bại thị trường Việt Nam.Foodpanda từng đứng đầu thị trường đặt hàng thức ăn trực tuyến vào năm 2012. Đến giữa năm 2014, Foodpanda đã cung cấp dịch vụ tại 5 thành phố lớn với mạng lưới lên đến 1.000 nhà hàng đối tác. Nhưng chỉ đến đầu năm 2015, Foodpanda thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với lý do thị trường này còn khá nhỏ và cần sự đầu tư lâu dài. Nguyên nhân của thất bại này trên thực tế là do nhiều yếu tố then chốt khác.1. Sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầngNếu đã từng theo dõi bộ phim “Hạ cánh nơi anh”, hẳn là bạn sẽ rất quen thuộc với hình ảnh tấp nập qua lại của những chiếc xe giao đồ ăn, chạy dọc khắp các con phố của Hàn Quốc. Từ sau năm 1950, dịch vụ giao đồ ăn đã có mặt tại xứ kim chi và bắt đầu bùng nổ ở quy mô lớn nhờ cơn sốt từ các cửa hàng gà rán trong suốt thập niên 80. Có khoảng 68,5% người Hàn Quốc coi giao đồ ăn là cách ăn nhà hàng ưa thích của họ. Ngoài ra, rất nhiều nhà hàng đã tích hợp chạy phương thức giao đồ ăn trực tuyến thông qua điện thoại và nhân viên giao đồ ăn riêng của quán. Ngược lại ở Việt Nam thời điểm 8 năm trước, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động không nhiều. Bên cạnh đó thì giải pháp thanh toán online mới chỉ rầm rộ gần đây. Ở thời điểm hiện tại, dù lượng người sử dụng điện thoại di động đã tăng lên vượt bậc nhưng thị trường vẫn còn thử thách lớn. Người trẻ Việt thích ăn ở ngoài thay vì gọi đồ về nhà. Ẩm thực Việt đáp ứng đủ hai yếu tố rẻ – ngon, và có mặt ở khắp mọi nơi, trên từng con phố. Hơn nữa, đồ ăn Việt thường thích hợp ăn nóng ngay tại chỗ hơn là đóng hộp và đem giao hàng. |
2. Thương mại điện tử cần rất nhiều tiềnFoodpanda từng dừng cuộc chơi tại Việt Nam vì khó khăn về tài chính. Bởi vì cuộc đua trong lĩnh vực thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Để lôi kéo người tiêu dùng, những sàn thương mại điện tử phải chi nhiều tiền cho việc triển khai các chương trình giảm giá, hỗ trợ vận chuyển, trao thưởng cho nhà bán hàng và khởi động các chiến dịch hợp tác cùng người nổi tiểng tại Việt Nam. Ước tính một nền tảng mua sắm trực tuyến mới phải chi ít nhất 142 tỉ đồng (6 triệu USD) một năm để chiếm 1% thị phần. Riêng mảng giao đồ ăn tại Việt Nam dù ghi nhận mức tăng trưởng từ 33 triệu đô (2019) lên 38 triệu đô vào thời điểm tháng 2/2020 (trước Covid), thì cũng chỉ đạt gần 0.6% so với quy mô của Hàn Quốc. Ở giai đoạn này, nếu Delivery Hero quyết định đầu tư hàng trăm triệu đô vào thị trường Việt Nam thì thực chất chỉ là khoản ‘muối bỏ bể’ trước khi đạt được mục đích tăng trưởng thị phần. |
3. Địa phương hóa sản phẩm luôn là bài toán khóBa năm hoạt động tại Việt Nam, Foodpanda đã loay hoay khi tìm cách địa phương hóa sản phẩm. Việt Nam không phải là quốc gia có văn hóa giao đồ ăn ngay từ đầu, và số lượng cửa hàng F&B nhỏ lẻ chiếm đa số, nếu chỉ là một nền tảng giao đồ ăn thì cần tự sáng kiến ra một hạ tầng giao hàng hoàn chỉnh, có đủ số lượng tài xế và cung cấp một giải pháp thanh toán trơn tru, mượt mà. Trước khi rút khỏi thị trường Việt Nam, Foodpanda nhận thấy rằng sự trung thành của khách hàng tại đây là thấp nhất trong số 40 thị trường của họ lúc bấy giờ. Khuyến mại giúp tăng lượng khách hàng rất nhanh, tuy nhiên, khi hết khuyến mại, khách hàng sẽ lại rời đi và quay trở lại con số thị phần ban đầu, thay vì đạt một mức độ tăng bền vững hơn như kỳ vọng của nhà đầu tư. Dù Foodpanda đã có một vị thế riêng ở Hàn Quốc, nhưng việc xây dựng lại toàn bộ hệ thống tại Việt Nam dựa vào các hoạt động trước đó ở quê nhà lại là một cuộc chơi thách thức khác, đặc biệt tại ở một thị trường nhỏ hẹp như Việt Nam bởi nó yêu cầu cả về quy mô (về mặt đầu tư hạ tầng) và luôn phải liên tục tối ưu hoá các chi phí cần thiết. |
Nguồn: http://vannghetre.com.vn/cai-chet-cua-foodpanda-delivery-hero-con-nho-hay-da-quen-6519.html |