COVID-19 có thật sự đáng sợ?

Thế giới đang tiến gần đến đỉnh điểm lây lan dịch COVID-19 toàn cầu, với tổng số ca dương tính vẫn không ngừng gia tăng cùng nhiều diễn biến phức tạp trên diện rộng tại Trung Quốc đại lục và lan nhanh tại nhiều quốc gia khác trên thế giới: Iran, Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc, Ý…
Chúng ta có đang sống trong một thế giới thật sự nguy hiểm?!?
Tin vui!!!
Dù sao thì con người luôn tìm ra cách để thoát khỏi mọi mối hiểm nguy chỉ là vấn đề thời gian.
Thế giới đang tập trung mọi nguồn lực để nhanh chóng tìm ra vaccine đặc trị loại virus nguy hiểm này. Theo nguồn tin mới nhất từ TIME, hiện Mỹ đang chuẩn bị cho thử nghiệm vaccine chống COVID-19 trên cơ thể người sau một loạt thử nghiệm thành công trên động vật. Công ty công nghệ sinh học Moderna Therpeutics với trụ sở ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ đã bắt đầu vận chuyển đợt vaccine COVID-19 đầu tiên. Loại vaccine này đã được bào chế chỉ trong 49 ngày kể từ khi bộ mã gen của COVID-19 (hay còn được gọi là SARS-CoV-2) được công bố bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Những lọ vaccine đầu tiên sẽ được vận chuyển đến Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAD) tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) ở Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ để chuẩn bị cho đợt thử nghiệm trên người vào tháng 4.
Bước đầu tiên để thử nghiệm thuốc chữa COVID-19 sẽ được dẫn dắt bởi đội ngũ đến từ Đại học Y Nebraska. Tình nguyện viên đầu tiên cho nghiên cứu đột phá này là một hành khách trên chiếc tàu Diamond Princess, người đã được đưa về Mỹ sau khi xét nghiệm dương tính với virus.
Nay chuẩn bị có vaccine để thử nghiệm trên cơ thể người, thuốc đặc trị thì đã có tiến triển tốt. Trong lúc chờ đợi, chúng ta có nên lạc quan về đại dịch này, hay vẫn cần cảnh giác, nhất là các bạn trẻ?
Dịch cúm gắn liền với lịch sử loài người. Cuộc chiến giữa người và bệnh tật là cuộc chiến muôn thủa. Con người nghĩ ra thuốc, vacxin… để thắng vi trùng, virus. Nhưng vài năm, thậm chí vài tháng sau con vi trùng, virus lại biến đổi gen, thích nghi với môi trường mới (gọi là lờn thuốc). Bởi thế, đây là cuộc chiến dai dẳng, không có hồi kết.
Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên cao cấp Trường Đại học Y dược TP.HCM, COVID-19 không có gì phải sợ, chỉ cần có kiến thức đúng về nó.
Phòng tránh lây nhiễm COVID-19 ra sao?COVID-19 lây từ người sang người qua tiếp xúc như nói chuyện, hắt hơi, khiến nước bọt của người mang bệnh bắn vào miệng, vào mắt. Chính vì vậy, chúng ta nên mang khẩu trang, mang kính để phòng bệnh. Càng trong môi trường chật hẹp thì bắt buộc phải đeo, như trong môi trường xe bus, trong metro…
Virus này sống sót trong nước bọt, nhưng khó tồn tại ở ngoài không khí. Nên khẩu trang chỉ nên dùng một lần, muốn dùng lại thì phải giặt thật sạch bằng xà phòng và phơi nắng một buổi.
Chúng ta cũng nên tránh đến chỗ đông người và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Việc này được xem là phương pháp phòng bệnh lây lan hiệu quả. Theo một tổng kết từ bệnh viện Nhi Đồng 1 trước đây cũng cho thấy hễ năm nào bệnh tay chân miệng nhiều thì năm đó bệnh viêm phổi ít đi hẳn do bệnh nhân phòng bệnh bằng việc rửa tay thường xuyên hơn.
Hiện nay bệnh vẫn chưa có phác đồ điều trị, cũng chưa có thuốc ngừa nên tránh bị lây nhiễm là cách phòng chống bệnh tốt nhất.
Tỷ lệ gây tử vong do COVID-19 gây ra là 3%, còn 97% người mắc bệnh sẽ tự khỏi. Thống kê cho thấy người 80 tuổi trở lên có tỷ lệ tử vong vì COVID là cao nhất, chiếm 14%. Nhưng đây là lứa tuổi "gần đất xa trời " rồi... Thế nên, mọi người hãy giữ bình tĩnh. Tất nhiên không thể chủ quan, nhưng cũng đừng lo sợ thái quá.
Thực hư về việc COVID-19 có thể sống trong không khí?
Hầu hết các nghiên cứu về COVID-19 ở thời điểm này chỉ có mức độ tin cậy chỉ khoảng 10%, vì đây là chủng virus mới, nên mọi người có nhiều hoài nghi về nó. Có người nói thời gian ủ bệnh là 14 ngày, có người nói là 24 ngày. Đến nay vẫn chưa thể có được con số chính xác.
Giới trẻ "chống dịch" thế nào?
Tăng cường sức khỏe thể lực và tinh thần: Người trẻ, đặc biệt là những người đang đi làm, là đối tượng có sức khỏe tương đối tốt do còn trẻ và sức đề kháng còn mạnh, tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan. Nhóm người trẻ này có thể vì áp lực công việc mà ít dành thời gian cho tập luyện thể dục thể thao, thường xuyên căng thẳng, mất ngủ. Ngoài ra, một số bạn trẻ do bận rộn nên chế độ ăn uống thiếu cân đối… cũng sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Tỉnh táo trước các nguy cơ bị "cuốn" vào một "rừng" thông tin trên mạng
Fake news về dịch bệnh đang lây lan trên mạng xã hội. Việc chọn lọc thông tin đúng để đọc và chia sẻ là cách họ tự bảo vệ mình và cũng như giúp cộng đồng trên mạng chiến thắng sự hoang mang, hoảng loạn. Mỗi người trẻ tự hình thành các thói quen tốt, chủ động giữ gìn các giá trị, chuẩn mực đạo đức và tuân thủ pháp luật thì việc chống dịch cũng dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều.

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y dược TP.HCM.
"Hiện nay COVID-19 vẫn chưa có phác đồ điều trị, chưa có thuốc ngừa nên để tránh bị lây nhiễm là cách phòng chống bệnh tốt nhất."