HealthTech - Cuộc đua công nghệ nổi trội 2020

Các thiết bị đeo (smartwatch, smartband…), Internet vạn vật (IoT) và khối lượng dữ liệu lớn (big data) tăng mạnh đang thay đổi căn bản mối quan hệ giữa các chuyên gia y tế và bệnh nhân. Trong 12 tháng tới, những thay đổi này sẽ thúc đẩy sự đổi mới ở mọi nơi từ phân phối chăm sóc đến nghiên cứu và phát triển.
Theo báo cáo mới từ Ecosystm Predicts, nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân tăng và làn sóng đổi mới công nghệ sẽ buộc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải thiết kế lại phương thức cung cấp dịch vụ của mình kể từ năm 2020.
"Toàn bộ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đã sẵn sàng trải qua giai đoạn thay đổi với tốc độ cao, trong đó công nghệ sẽ là yếu tố đóng vai trò then chốt”, Sash Mukherjee, chuyên gia phân tích và báo cáo của Ecosystm, cho biết "Có năm xu hướng chính sẽ phát triển cùng nhau và sẽ định hình lại ngành công nghiệp này cũng như tạo nên sự phát triển trong việc cung cấp dịch vụ".
Sau đây là 5 xu hướng chính sẽ tạo nên làn sóng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới:
1. Chuyển từ khái niệm "bệnh nhân" sang "khách hàng"
Với toàn bộ khái niệm về chăm sóc sức khỏe hiện đại, ngành y tế dựa trên công nghệ sẽ mở rộng từ điều trị phản ứng đến các chiến lược chăm sóc sức khỏe chủ động hơn.
Trong đó, mọi người sẽ ngày càng nắm quyền sở hữu kết quả sức khỏe cá nhân, có quyền truy cập vào hồ sơ sức khỏe cá nhân của họ, cũng như được trang bị các thiết bị và ứng dụng theo dõi. Từ đó, người khám bệnh sẽ tham gia nhiều hơn vào việc lựa chọn và cung cấp các phương pháp điều trị của mình.
Sự gia tăng nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng sẽ thay đổi cách thức điều trị. "Xu hướng này sẽ dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ ngành công nghiệp y tế, buộc các cơ sở khám chữa bệnh đóng vai trò là nhà cung cấp, phải tích cực tập trung vào trải nghiệm khách hàng mà ở đây chính là bệnh nhân", bà Mukherjee nhận định. "Thật vậy, theo dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi, đây hiện là ưu tiên kinh doanh hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung”.
2. HealthTech sẽ học hỏi từ Fintech
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, có sự tương đồng ngày càng tăng giữa các lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tài chính (bao gồm các quy định nghiêm ngặt và sự phụ thuộc vào các quy trình truyền thống). Giống như Fintech – Việc tận dụng sự sáng tạo công nghệ để sử dụng trong các hoạt động, dịch vụ tài chính, HealthTech sẽ làm cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trở nên toàn diện hơn.
"Người dân sẽ ngày càng mong đợi trải nghiệm tương tự với tư cách khách hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, như cách các lĩnh vực tài chính và nhà bán lẻ đối xử với khách hàng của mình”, theo Mukherjee.
Kết quả là, các công ty khởi nghiệp HealthTech sẽ trở thành lực lượng chủ lực trong ngành công nghiệp y tế tương tự như các công ty khởi nghiệp Fintech trước đây.
3. Tăng cường sự đổi mới
Khi nhu cầu bệnh nhân tăng cao, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn phải đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc. Tuy nhiên, trong quá khứ, những đổi mới này có xu hướng chọn cách giải quyết ngắn hạn hơn là các kế hoạch chiến lược dài hơi. Nhưng trong năm 2020, cách tiếp cận này sẽ thay đổi khi các nhà cung cấp bắt đầu tiếp cận đổi mới theo cách có cấu trúc hơn nhiều.
Các chuyên gia cho biết, thế giới đang chứng kiến số lượng ngày càng tăng các tổ chức chăm sóc sức khỏe được thành lập và phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ, hỗ trợ điều trị công nghệ cao. Trong các trung tâm này, những ý tưởng và phương pháp tiếp cận mới sẽ được ưu tiên, sau đó được ươm tạo và thử nghiệm trước khi được triển khai trên toàn tổ chức.
Đặc biệt, sự phát triển công nghệ như IoT và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được kết hợp trong nhiều lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế. Các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tập trung vào việc sáng tạo khi đảm bảo ngân sách cho các sáng kiến đổi mới này.
4. Dữ liệu sẽ tạo ra sự phân chia trong chăm sóc sức khỏe mới
Các yếu tố kinh tế và địa lý luôn tạo ra sự phân chia khi nói đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Tuy nhiên, trong 12 tháng tới, một sự phân chia mới nữa sẽ được tạo ra, nhờ vào cách mà những tổ chức y tế có thể quản lý dữ liệu tốt như thế nào.
Hiện tại, một số nghiên cứu cho thấy khối lượng dữ liệu được tạo ra trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang tăng theo cấp số nhân. Đồng thời, cách thức sử dụng những dữ liệu này có thể có tác động trực tiếp đến chất lượng chăm sóc được cung cấp. Tức là, thay vì được giữ riêng biệt trong các khu vực hoặc phòng ban khác nhau, dữ liệu y tế sẽ được chia sẻ và sử dụng tại mọi điểm nằm trong quy trình chăm sóc sức khỏe.
Tuy vậy, trong một số trường hợp, việc áp dụng cách thức trên hiện đang bị cản trở bởi bản chất "đứng im" của cơ sở dữ liệu, tức là chưa có hệ thống đồng bộ để khai thác nhuần nhuyễn chúng. Đây được đánh giá là một trong những thách thức quan trọng nhất cần phải vượt qua trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe.
5. Suy nghĩ lại về R&D (Nghiên cứu và Phát triển)
Các tổ chức khoa học đời sống và thiết bị y tế thường là những đơn vị đi đầu trong nghiên cứu y học tiên tiến. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng và khung pháp lý nghiêm ngặt hơn ở mọi lĩnh vực, các phương pháp R&D đã từng thực hiện trong quá khứ có thể không còn hiệu quả.
Các chuyên gia am hiểu lĩnh vực y tế cho rằng, thay vì chỉ tập trung vào nghiên cứu và phát triển, các công ty sẽ phải tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tiếp thị và bán hàng. Bên cạnh đó, họ không chỉ bán các thiết bị độc lập mà sẽ cần phải đóng gói các sản phẩm của mình dưới dạng danh mục đầu tư hoàn chỉnh.
"Đây là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với cách tiếp cận tập trung vào khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe", Mukherjee nhấn mạnh. "Cũng như nghiên cứu, các nhà sản xuất thiết bị y tế và khoa học đời sống sẽ cần tập trung vào tiếp thị đa kênh để đảm bảo dịch vụ của họ thành công trên thị trường”.
Kết hợp lại, năm xu hướng trên được đánh giá sẽ thay đổi cục diện chăm sóc sức khỏe trong 12 tháng tới. Trong đó, các hệ thống y tế sẽ được quản lý tốt hơn, kết quả là bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng về sức khỏe nhờ được chăm sóc bởi các nhà cung cấp dịch vụ ưu tiên hiệu quả và sự hiểu biết. Những thay đổi này sẽ có mặt trong 2020 và nó sẽ là tiền đề để tiếp tục định hình ngành công nghiệp y tế trong thập kỷ tới.
Theo Văn Nghệ Trẻ online
Xem thêm:
- Design Bold’s Founder, Hung Dinh advises enterprises to quickly take the chance of COVID-19 for digitalisation
- Nine motivational books for the after-Covid-19 period that you can't miss
- Đừng bỏ quên sức khỏe tinh thần trong đại dịch
- “Sức khỏe” doanh nghiệp Việt đang dần hồi phục; Kinh tế toàn cầu sắp thoát đáy...
- Chuyên gia Đoàn Kiều My: Tự hào là thành viên của Hội đồng Đổi mới Sáng tạo Việt – Áo
- Mango Digital và chuyện “Sáng tạo có Dữ liệu”
- Lixibox – Nền tảng dữ liệu số thúc đẩy trải nghiệm mua sắm toàn diện ngành Làm đẹp
- Data Station #11 – Tương lai tài chính số Đông Nam Á
- Interview: The “power” of data in a new marketing age
- Trí tuệ nhân tạo thách thức Covid-19
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ TOP STARTUP NỔI BẬT CỦA SK STARTUP FELLOWSHIP 2021 SẴN SÀNG “BÙNG NỔ” TẠI DEMO DAY
- CHƯƠNG TRÌNH “TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19 TẠI TP.HCM NĂM 2021“
- Qualcomm đầu tư mạnh vào startup Việt
- “Chance to Change - Cơ hội để thay đổi” và những màn “lột xác” Ấn tượng của Top 15 tại Chung kết Startup Wheel 2021
- Khởi nghiệp bền vững
- Huỳnh Công Thắng: đi tìm giá trị khởi nghiệp cho giới trẻ
- Chuyện khởi nghiệp của Phan Thị Bích Tâm
- SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP.HCM SẴN SÀNG CHUYỂN GIAO “VACCINE CÔNG NGHỆ” ĐỒNG LÒNG CÙNG TP. HCM CHỐNG COVID-19
- Từ du lịch đến công nghệ 4.0