Startup Việt trong thời đại số

Thế giới đang ngày càng trở nên kết nối và phức tạp. Công nghệ thay đổi không ngừng và kinh tế phát triển mang lại những cơ hội và thách thức cho giới trẻ. Những bạn trẻ đang lớn lên trong màn sương mù của những tiến bộ này và họ biết rất rõ cần gì để có thể làm tốt việc trong thế giới hiện đại.
HỌC CÁCH VẤP NGÃ VÀ ĐỨNG LÊN
JobHop mang đến sự hài lòng cho hơn 700 khách hàng, cùng hơn một triệu lao động trí thức, đã giải quyết hơn 500,000 kết nối ứng tuyển công việc phù hợp và nhận được đánh giá tích cực từ những nhà tuyển dụng hàng đầu trong và ngoài nước.
Thành lập vào năm 2016, JobHop là startup công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực tuyển dụng ứng dụng AI và Machine learning tại Việt Nam. Công nghệ từ JobHop đưa ra giải pháp tuyển dụng thông minh, thiết thực và hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng cho nhu cầu nhân lực rất cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. JobHop mang đến sự hài lòng cho hơn 300 khách hàng, giải quyết hơn 80.000 công việc phù hợp cho người tìm việc và nhận được đánh giá tích cực từ những nhà tuyển dụng hàng đầu đã sử dụng JobHop.
Kevin, doanh nghiệp của bạn đã và đang làm gì để cổ vũ cho các phong trào khởi nghiệp sáng tạo xã hội? Nói thêm về vai trò Mentor (Người dẫn dắt) của bạn trong cuộc thi khởi nghiệp xã hội do Hult Prize tổ chức?
Bản thân Tùng cũng là một người trẻ khởi nghiệp ngay từ những ngày còn là sinh viên, vì thế, Tùng cũng hy vọng mình có thể góp một phần động lực để có thể giúp các bạn sinh viên tự tin hơn trong quá trình khởi nghiệp. Với vai trò một người Mentor, Tùng chỉ hy vọng có thể truyền được nhiệt huyết của mình đến với các bạn trẻ qua câu chuyện về những thất bại của mình và cách Tùng đứng lên. Tùng nghĩ, cái quan trọng nhất của một người khởi nghiệp chính là biết đứng lên sau vấp ngã.
Trước đây Tùng là 1 trong 2 sinh viên Việt Nam nhận học bổng toàn phần của trường Đại học Ohio Wesleyan, Mỹ, toàn bộ học phí đều không phải lo. Nhưng Tùng là đứa tự lập rất sớm nên từ năm nhất Đại học đã đi làm thêm rất nhiều việc, có khi một tuần làm 4-5 công việc khác nhau để kiếm tiền.
Đến năm 2 Đại học, Tùng gặp được người bạn đồng hành và cùng khởi nghiệp làm dự án về ứng dụng phần mềm chụp hình điện thoại. Sau đó, tụi mình bán công ty với số tiền khá lớn. Mới học năm 2, từ cậu bé chạy bàn, làm đủ mọi việc để kiếm tiền, bỗng dưng lại bán được dự án với rất nhiều tiền. Tùng khi đó rất kiêu ngạo, cứ nghĩ làm gì mà tiêu hết được số tiền này.
Thế rồi Tùng lao vào làm dự án khác. Hai công ty tiếp theo đều thất bại, nhưng cái thứ 2 thất bại là do quá kiêu ngạo, ỷ y mình có đủ số tiền xoay sở, nhưng mới bắt đầu 6 tháng đã hết sạch tiền. Bản thân lúc đó không biết gọi vốn, không biết làm cách nào quản lý tài chính, phát triển… Dẫn đến hết sạch tiền thời điểm đó. Đúng là một bài học nhớ đời.
Qua các hoạt động từ cuộc thi Hult Prize toàn cầu, bạn nhìn nhận toàn cảnh về bức tranh khởi nghiệp xã hội của giới trẻ hiện nay ra sao? Bạn ấn tượng như thế nào về những giá trị mà họ cống hiến từ các ý tưởng khởi nghiệp xã hội mà họ tham gia? Và đánh giá tính khả thi của các dự án ấy sẽ tạo ảnh hưởng như thế nào trong cộng đồng?
Hiện nay, tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất. Nói về công nghệ, bạn trẻ Việt đang học rất nhanh. Hơn nữa, tiếp ứng với môi trường đang phát triển cực kỳ nhanh như Việt Nam sẽ thú vị hơn nhiều so với thị
trường đã bão hòa như Mỹ hoặc các nước phát triển khác. Vậy nên, nước ta đang là môi trường rất tiềm năng và “hot” cho các nhà đầu tư cũng như các dự án khởi nghiệp. Hơn nữa, thị trường nước ta còn nhiều vấn đề mình cần giải quyết, nhất là các vấn đề xã hội và kinh doanh, nghĩa là có cơ hội rất lớn dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp.
Bản thân Tùng không tin câu chuyện sinh viên khởi nghiệp, vì thường khả năng thất bại rất cao. Dường như mọi người đang hô hào khởi nghiệp, nhưng nếu ai cũng khởi nghiệp thì ai sẽ là nhân viên, ai cũng muốn làm kiến trúc sư thì ai làm xây dựng. Không phải ai sinh ra cũng làm chủ, mà muốn làm chủ thì ít nhất cũng phải biết xây cái đó như thế nào, không phải là xây quá giỏi mà là biết đặt viên gạch chỗ nào, tại sao phải đặt quạt thông gió chỗ này… Hãy khởi nghiệp khi đã có sự chuẩn bị, tìm hiểu và có vốn kinh nghiệm với lĩnh vực đó.
Từ khởi nghiệp đến hiện thực còn là một hành trình dài, bạn cho rằng yếu tố gì để các ý tưởng khởi nghiệp có thể triển khai thành công trong tương lai?
Nhiều bạn trẻ Việt khởi nghiệp hay gặp thất bại, Tùng nghĩ do các yếu tố sau: Thứ nhất và tiên quyết là yếu tố con người. Thứ hai, câu chuyện chung của khởi nghiệp là sáng tạo nên có những trường hợp ý tưởng đưa ra quá sớm so với thời đại. Từ đó sẽ dẫn đến việc xây dựng sản phẩm không giải quyết được vấn đề của thị trường thời điểm đó, cũng như không phù hợp với nhu cầu người sử dụng.
Ngoài yếu tố sản phẩm phù hợp với thị trường, người sáng lập cũng phải phù hợp với thị trường. Người sáng lập không hiểu thị trường thì không thể giải quyết được các vấn đề thị trường đang gặp phải. Nếu nắm được 3 điều trên, bạn sẽ thành công khi khởi nghiệp!
Với sự hỗ trợ của Hult Prize Việt Nam
Bản quyền thuộc ấn phẩm THEFACE
Xem thêm: