Không có người mẫu mặc quần áo thương hiệu. Không có các banner với những dòng copy sáng tạo. Chỉ với một chiếc phim dán cửa, chiến dịch “Heat Tech Window” của UNIQLO đã thành công giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm một cách ấm áp đúng nghĩa.
1. Bối Cảnh
Năm 2016, nhằm quảng bá cho bộ sưu tập quần áo Heat Tech ra mắt năm 2003 của UNIQLO, thương hiệu muốn thực hiện một chiến dịch quảng cáo làm nổi bật công nghệ giữ ấm từ chất liệu vải của sản phẩm. Đây là một trong những dòng sản phẩm nổi bật của UNIQLO sử dụng công nghệ tạo nhiệt từ cơ thể người mặc để giữ ấm cho họ. Cụ thể, Heat Tech sẽ hấp thụ hơi ẩm của cơ thể vào các sợi vải và chuyển hơi ẩm thành nhiệt giữ cho người mặc thoải mái trong thời tiết lạnh như mùa đông.
Tuy nhiên, một quảng cáo liên tục nhắc “ra rả” về độ hiệu quả của công nghệ này có thể sẽ mờ nhạt trong tâm trí người dùng. Vậy nên, UNIQLO tìm kiếm một hướng tiếp cận giúp người dùng ngay lập tức cảm nhận được hiệu quả của sản phẩm mà không cần nghe đi nghe lại về thông điệp.
2. Mục tiêu
Mục tiêu kinh doanh: Thúc đẩy doanh thu dòng sản phẩm Heat Tech.
Mục tiêu marketing: Thu hút khách hàng mới thông qua các kênh earned media từ khách hàng hiện tại.
Mục tiêu truyền thông: Gia tăng tình yêu của khách hàng với thương hiệu thông qua những kết nối cảm xúc tích cực với chiến dịch.
3. Insight
Công nghệ của dòng sản phẩm Heat Tech giúp giữ ấm cho người mặc vậy nên có thể dự đoán khách hàng sẽ tăng cường sử dụng sản phẩm vào thời gian mùa đông. Vì vậy, UNIQLO khai thác các mối quan tâm của khách hàng xung quanh thời điểm này để giúp họ trải nghiệm sản phẩm một cách trực tiếp nhất.
Đầu tiên, thương hiệu tận dụng việc mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ C. Vậy nên các hộ gia đình thường dành ra một khoảng chi phí cho việc sưởi ấm nhà cửa. Phát hiện này giúp thương hiệu xác định hướng tiếp cận là không chỉ giữ ấm cho khách hàng bằng quần áo, mà còn cần giữ ấm ngôi nhà của họ, từ đó “sưởi ấm túi tiền” của họ những ngày đông về.
Ngoài ra, chiến lược của thương hiệu là tận dụng các earned media từ chính khách hàng và không gian sống của họ, từ đó nâng cao độ nhận diện của chiến dịch cũng như thu hút những đối tượng tiềm năng mới một cách tự nhiên và tối ưu chi phí.
4. Creative Idea
“Heat Tech Window – An advertisement that is actually warm”
UNIQLO triển khai một ý tưởng thú vị: nếu quần áo của thương hiệu giữ ấm cho khách hàng, sẽ ra sao nếu họ thực hiện một quảng cáo thực sự giữ ấm nhà của khách hàng? Và làm sao một quảng cáo làm được điều đó? Hãy cùng xem cách UNIQLO tạo ra một quảng cáo có khả năng sưởi ấm đúng nghĩa.
5. Thực thi
Ra mắt “Heat Tech Window”
Thương hiệu nghiên cứu và cho ra mắt phim dán cửa giữ ấm “Heat Tech Window” sử dụng xốp bong bóng thường dùng để đóng gói và chống sốc cho hàng hóa. Khi dán phim cách nhiệt này lên cửa sổ, nhiệt độ trong phòng sẽ tăng thêm khoảng 2-3°C. Lớp không khí bên trong các bong bóng có tác dụng chặn quá trình dẫn nhiệt giữa bên ngoài vào trong, do đó giúp tăng nhiệt độ trong phòng. UNIQLO cho biết sử dụng” Heat Tech Window” có thể tiết kiệm trung bình 20% chi phí sưởi ấm và cũng là giải pháp để cắt giảm một khoản phí đắt đỏ ở Hàn Quốc vào mùa đông bằng một giải pháp thay thế với giá cả phải chăng.
UNIQLO ra mắt phim dán cửa sổ giữ ấm “Heat Tech Window”. Nguồn: Clios Fashion & Beauty
UNIQLO ra mắt phim dán cửa sổ giữ ấm “Heat Tech Window”.
Nguồn: Clios Fashion & Beauty
Heat Tech Window được phân phối đến toàn bộ hệ thống cửa hàng UNIQLO ở Hàn Quốc, bất kỳ khách hàng nào mua sản phẩm trong bộ sưu tập quần áo Heat Tech đều sẽ được tặng kèm một “tấm dán giữ ấm” này.
6. OOH
Không chỉ là một sản phẩm dành cho khách mua hàng, hình ảnh phim dán “Heat Tech Window” nằm trên cửa sổ của nhiều căn nhà ở Hàn Quốc còn là một biển quảng cáo ngoài trời miễn phí cho thương hiệu. UNIQLO đã tận dụng không gian sống của khách hàng trở thành không gian để nhiều người biết đến sản phẩm hơn, qua đó thu hút những khách hàng tiềm năng mới.
“Heat Tech Window” trở thành biển quảng cáo miễn phí cho thương hiệu.
Nguồn: Clios Fashion & Beauty
“Heat Tech Window” trở thành biển quảng cáo miễn phí cho thương hiệu.
Nguồn: Clios Fashion & Beauty
7. UGC
Nhiều người dùng đã chia sẻ hình ảnh sử dụng “Heat Tech Window” lên các nền tảng mạng xã hội, thể hiện sự hài lòng và cảm xúc tích cực sau khi sử dụng.
Người dùng đăng tải bài viết chia sẻ về “Heat Tech Window”.
Nguồn: Clios Fashion & Beauty
Người dùng đăng tải bài viết chia sẻ về “Heat Tech Window”.
Nguồn: Clios Fashion & Beauty
Người dùng đăng tải bài viết chia sẻ về “Heat Tech Window”.
Nguồn: Clios Fashion & Beauty
8. PR
Các trang tin như Asia Economy hay The Huffington Post cũng dành nhiều lời khen cho ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả này của UNIQLO và nhận định “Heat Tech Window” như một “phụ kiện” không thể thiếu vào mùa đông.
9. Kết quả
Heat Tech Window của UNIQLO không chỉ mang đến cho khách hàng một mùa đông ấm áp, mà còn mang về cho thương hiệu những con số “ấm lòng”:
Doanh số bộ sưu tập quần áo Heat Tech trong giai đoạn tháng 10-11/2016 tăng 203% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương hiệu triển khai được khoảng 500.000 “OOH” miễn phí từ các khách hàng sử dụng Heat Tech Window.
30 triệu lượt hiển thị video giới thiệu sản phẩm.
Đạt giải Gold của Clios Fashion & Beauty 2017.
Hạng 68 trong 100 Creative Campaigns của WARC năm 2018.
10. Kết
Nhờ quan sát vấn đề chi phí sưởi ấm khách hàng đang đối mặt vào thời điểm mùa đông, UNIQLO thành công “giúp khách hàng một tay” trong việc cắt giảm chi phí này với một giải pháp thay thế hợp lý hơn. Không chỉ vậy, “Heat Tech Window” đã thành công mang đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm trong bộ sưu tập Heat Tech một cách chân thật nhất vì khách hàng được trải nghiệm cảm giác căn phòng ấm lên 2-3 độ. Cuối cùng thương hiệu khéo léo tận dụng không gian sống của khách hàng để lan tỏa chiến dịch đến những khách hàng tiềm năng mới.
Nhà hàng Tandoor Sài Gòn vừa mở thêm chi nhánh mới trước nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức món ngon từ bếp Ấn chính hiệu, đặc biệt là cà ri.
Ẩm thực Ấn Độ lôi cuốn bởi nét độc đáo thể hiện qua việc kết hợp giữa đa dạng các loại gia vị, sự cầu kỳ và cả yếu tố huyền bí trong cách chế biến.
Cuộc du hành ấn tượng của cà ri
Nhắc đến cà ri, mỗi chúng ta ít nhiều có những ấn tượng khác nhau do cách chế biến món ăn có sự linh hoạt theo khẩu vị từng địa phương, nhưng linh hồn món ăn này là thứ không thể thay thế.
Vị béo ngậy, thơm lừng hương cà ri hoà quyện cùng đa dạng nguyên liệu tươi ngon càng thu hút sự tò mò về vị ngon nguyên bản của món ăn này.
Từ thế kỷ 18, các đầu bếp thuộc địa người Ấn đã mang hương vị cà ri du hành ra thế giới qua những biến tấu từ loại gia vị này để bổ sung vào thực đơn phục vụ những bữa ăn của giới quý tộc nước đế quốc Anh lúc bấy giờ.
Nhờ hương thơm lừng và vị ngon ấn tượng đã đưa cà ri lan nhanh trên khắp thế giới, tạo nên “cơn sốt” cà ri ở khắp nơi.
Theo thời gian, món cà ri gốc Ấn cũng được biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị ở từng vùng miền. Ví dụ: món quarama từ miền Bắc Ấn, khi qua tay các đầu bếp, quarama được cho thêm rau mùi, gừng và hạt tiêu đã trở thành món korma – là nền tảng cho món cà ri hiện đại của nước Anh.
Đến nay, các đầu bếp trên khắp thế giới đã sử dụng gia vị này để chế biến thành những món cà ri hiện đại, mặc dù không thể so sánh được với nguyên bản tại Ấn Độ.
Cà ri Ấn và ẩm thực Việt
Cà ri cũng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt từ thời thực dân Pháp đô hộ. Người Pháp đến Việt Nam ăn cơm Việt với cà ri.
Charles Lemire, một quan chức trong chính quyền đô hộ, đã viết trong sách Cochinchine Francaise et royaume de Cambodge : “Như ở các xứ nóng khác, cà ri Ấn Độ xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của người châu u (ở Việt Nam). Cà ri là một món ăn tuyệt vời, được nêm nhiều gia vị kích thích vị giác, nấu với nước cốt dừa để có độ dịu, tạo màu bằng nghệ, nguyên liệu chính là gà hoặc tôm, và được ăn cùng với cơm trắng của Việt Nam.”
Cộng đồng người Ấn ở các vùng thuộc địa của Pháp đã di cư đến Việt Nam để làm việc và kinh doanh lúc bấy giờ, cũng đóng góp vào nền ẩm thực Việt những món ăn quen thuộc sử dụng cà ri làm gia vị chính như: cà ri, bò kho, lagu…
Ấn Độ không chỉ có cà ri!
Có thể nói, trải nghiệm ẩm thực Ấn Độ luôn là đề tài thú vị, gây tò mò. Các gia vị truyền thống được xay, trộn với nhau, tổng hợp hài hoà vị chua, cay, mặn, ngọt, béo theo công thức chế biến đặc trưng của người Ấn.
Nắm bắt nhu cầu đó, từ năm 1997, các đầu bếp bản xứ tại nhà hàng Tandoor đã đến Việt Nam làm việc và mang theo các gia vị Ấn Độ truyền thống như: thì là, hồi, quế, gừng, hành, tỏi, ớt, các loại bột làm từ ngô, lúa mạch, hạt đậu… và nguyên liệu chính để tạo cảm giác bắt mắt chính là nghệ tây và đặc biệt là lá cà ri (tươi hoặc sấy khô, xay nhuyễn) cho công thức chế biến thực đơn chay, mặn phong phú nơi đây.
Bếp Tandoor còn sử dụng nhiều loại gia vị ở dạng nước để tạo mùi thơm, được chiết xuất từ các loại thảo mộc như: nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn, đinh hương… Các loại gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài… thường được dùng để tạo ra các vị chua, cay, béo cho món ăn nơi đây.
Ngoài các món ăn từ cà ri, các món nổi tiếng khác của người Ấn cũng được các đầu bếp bản xứ giàu kinh nghiệm nơi đây chế biến theo khẩu vị quốc tế, hiện đại nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống của món ăn.
Anh Subhash, chủ nhân nhà hàng, nói với TheFace Magazine (#TFM) rằng hành trình đưa gia vị trực tiếp từ Ấn Độ kết hợp nguyên liệu tươi sống tại Việt Nam mà nhà hàng của anh đã và đang phục vụ thực khách không những chia sẻ được cho mọi người món ăn ngon, mà còn tạo không gian kết nối văn hoá ẩm thực truyền thống của Ấn Độ giữa lòng thành phố.
Những món cà ri được chế biến kết hợp với các loại thịt: gà, tôm, cá, cừu… hay rau, củ đều thấm đượm vị cay nồng, dậy hương, béo ngậy đặc trưng riêng tại bếp nhà hàng Tandoor.
Món ăn tưởng chứng khá quen thuộc này gây ấn tượng mạnh cho bất kỳ ai một lần thưởng thức.
Hương cà ri cũng được các đầu bếp Ấn tại đây đưa vào phần lớn món cơm nị, cơm trộn Biryani hay Basmati làm nên danh tiếng cho món cơm Ấn.
Hạt gạo Basmati thon dài được nấu chung với gia vị cà ri độc đáo, kết hợp với các nguyên liệu khác như nước dừa để tạo vị béo ngọt cho hạt cơm. Hương thơm của hạt gạo kết hợp với mùi cà ri phảng phất càng kích thích cảm giác thèm ăn mà không gây ngán.
Thực đơn tại nhà hàng Ấn Độ này còn nổi danh bởi các món chay, món nướng, món bánh…, đặc biệt món Halal truyền thống của người theo đạo Hồi. Những món ăn này khá đa dạng theo khẩu vị từ những vùng miền khác nhau tại quốc gia này cũng được chế biến theo khẩu vị hiện đại và phổ biến hơn với mọi người.